Xuất bản thông tin

null KẾT QUẢ TUẦN 2 CUỘC THI TRỰC TUYẾN TÌM HIỂU LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG HUYỆN LAI VUNG LẦN THỨ 1 NĂM 2023

Chi tiết bài viết Thông báo

KẾT QUẢ TUẦN 2 CUỘC THI TRỰC TUYẾN TÌM HIỂU LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG HUYỆN LAI VUNG LẦN THỨ 1 NĂM 2023

Tuần thứ 2 của Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và Lịch sử truyền thống cách mạng huyện Lai Vung lần thứ 1 năm 2023 được tổ chức từ 9 giờ ngày 31 tháng 8 năm 2023 và kết thúc lúc 14 giờ ngày 06 tháng 9 năm 2023.

Có tổng số 28/41 đơn vị có thí sinh tham dự cuộc thi Tuần thứ 2 với số lượt tham gia là 8.785 lượt. Một số địa phương, đơn vị có số lượt tham gia thi trong tuần cao như: Công an Huyện (3.871 lượt), xã Tân Phước (1.880 lượt);…

Căn cứ vào Thể lệ Cuộc thi, đối chiếu các tiêu chí xét giải thưởng (thí sinh có số điểm cao nhất (nhưng phải đạt ít nhất 90% so với tổng số điểm), thời gian trả lời ngắn nhất và sớm nhất để khen thưởng cho mỗi tuần thi. Mỗi thí sinh được nhận tối đa 01 giải thưởng/tuần), Ban Tổ chức Cuộc thi công bố đáp án và danh sách các cá nhân đạt giải Tuần thứ 2 gồm các thí sinh sau:

STT

Họ và tên

Đạt giải

Địa phương, đơn vị

Số điện thoại

Tỷ lệ trả lời đúng

Thời gian làm bài

Thời điểm thi

1

Trần Minh Thuận

Nhất

Công an Huyện

0789***700

100%

00:00:07

21:16  ngày 02/09/2023

2

Trần Hữu Nhân

Nhì

Công an Huyện

0973***249

100%

00:00:08

13:50 ngày 01/09/2023

3

Ngô Minh Thuận

Ba

Công an Huyện

0787***706

100%

00:00:08

20:51 ngày 03/09/2023

4

Võ Quốc Anh

Khuyến khích

Công an Huyện

0377***499

100%

00:00:09

18:50 ngày 31/08/2023

5

Nguyễn Văn Bình

Khuyến khích

Chi bộ Phòng Nội vụ

0844***744

100%

00:00:09

16:30 ngày 01/09/2023

6

Võ Thị Kim Loan

Khuyến khích

Xã Tân Thành

0939***316

100%

00:00:09

16:36 ngày 01/09/2023

7

Huỳnh Quảng Đại

Khuyến khích

Công an Huyện

0907***361

100%

00:00:09

20:57 ngày 03/09/2023

8

Nguyễn Lam Trường

Khuyến khích

Công an Huyện

0833***907

100%

00:00:09

09:12 ngày 04/09/2023

9

Trần Tấn Đạt

Khuyến khích

Công an Huyện

0977***555

100%

00:00:10

18:24 ngày 31/08/2023

10

Võ Tấn Lê Anh Cẩn

Khuyến khích

Công an Huyện

0795***720

100%

00:00:10

19:11 ngày 31/08/2023

11

Nguyễn Hà Quốc Khải

Khuyến khích

Công an Huyện

0907***279

100%

00:00:10

19:58 ngày 31/08/2023

12

Trần Minh Thái

Khuyến khích

Công an Huyện

0338***373

100%

00:00:10

20:06 ngày 31/08/2023

ĐÁP ÁN CÂU HỎI TUẦN THỨ 2

CUỘC THI TRỰC TUYẾN TÌM HIỂU LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG

HUYỆN LAI VUNG LẦN THỨ 1 NĂM 2023

-----

* Đáp án đúng là câu trả lời được in đậm.

1. Ngày 16-8-1945, Đại hội Quốc dân đã được tổ chức tại Tân Trào (Tuyên Quang). Đại hội nhiệt liệt tán thành và ủng hộ chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng; thông qua 10 chính sách của Mặt trận Việt Minh. Hãy cho biết đó là những chính sách nào sau đây?

A. Giành lấy chính quyền, xây dựng một nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trên nền tảng hoàn toàn độc lập; Võ trang nhân dân phát triển Quân Giải phóng Việt Nam; Tịch thu tài sản của giặc nước và của Việt gian, tuỳ từng trường hợp sung công làm của quốc gia hay chia cho dân nghèo; Bỏ các thứ thuế do Pháp, Nhật đặt ra; đặt một thứ thuế công bằng và nhẹ; Ban bố những quyền của dân cho dân như Nhân quyền, Tài quyền (quyền sở hữu), Dân quyền: quyền phổ thông đầu phiếu, quyền tự do dân chủ (tự do tín ngưỡng, tự do tư tưởng, ngôn luận, hội họp, đi lại), dân tộc bình quyền, nam nữ bình quyền; Chia lại ruộng công cho công bằng, giảm địa tô, giảm lợi tức, hoãn nợ, cứu tế nạn dân; Ban bố luật lao động; ngày làm tám giờ, định lương tối thiểu, đặt xã hội bảo hiểm; Xây dựng nền kinh tế quốc dân, phát triển nông nghiệp. Mở quốc gia ngân hàng; Xây dựng nền quốc dân giáo dục; chống nạn mù chữ, phổ thông và cưỡng bách giáo dục đến bậc sơ cấp. Kiến thiết nền văn hoá mới; Thân thiện và giao hảo với các nước Đồng minh và các nước nhược tiểu dân tộc để giành lấy sự đồng tình và sức ủng hộ của họ".

B. Chia lại ruộng công cho công bằng, giảm địa tô, giảm lợi tức, hoãn nợ, cứu tế nạn dân; Ban bố luật lao động; ngày làm tám giờ, định lương tối thiểu, đặt xã hội bảo hiểm; Xây dựng nền kinh tế quốc dân, phát triển nông nghiệp. Mở quốc gia ngân hàng; Xây dựng nền quốc dân giáo dục; chống nạn mù chữ, phổ thông và cưỡng bách giáo dục đến bậc sơ cấp. Kiến thiết nền văn hoá mới; Thân thiện và giao hảo với các nước Đồng minh và các nước nhược tiểu dân tộc để giành lấy sự đồng tình và sức ủng hộ của họ"; Giành lấy chính quyền, xây dựng một nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trên nền tảng hoàn toàn độc lập; Ban bố những quyền của dân cho dân như Nhân quyền, Tài quyền (quyền sở hữu), Dân quyền: quyền phổ thông đầu phiếu, quyền tự do dân chủ (tự do tín ngưỡng, tự do tư tưởng, ngôn luận, hội họp, đi lại), dân tộc bình quyền, nam nữ bình quyền.

C. Giành lấy chính quyền, xây dựng một nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trên nền tảng hoàn toàn độc lập; Ban bố những quyền của dân cho dân như Nhân quyền, Tài quyền (quyền sở hữu), Dân quyền: quyền phổ thông đầu phiếu, quyền tự do dân chủ (tự do tín ngưỡng, tự do tư tưởng, ngôn luận, hội họp, đi lại), dân tộc bình quyền, nam nữ bình quyền; Chia lại ruộng công cho công bằng, giảm địa tô, giảm lợi tức, hoãn nợ, cứu tế nạn dân; Ban bố luật lao động; ngày làm tám giờ, định lương tối thiểu, đặt xã hội bảo hiểm; Xây dựng nền kinh tế quốc dân, phát triển nông nghiệp.

D. “Đừng để cho mình say sưa vì chiến thắng. Không được bao giờ đánh giá thấp kẻ thù. Hãy luôn nhớ rằng chiến tranh yêu nước sẽ thắng lợi, nhưng nó sẽ lâu dài và gian khổ. Thắng lợi càng gần thì kẻ thù càng hung hãn, và chúng ta sẽ có nhiều khó khăn hơn. Hãy luôn cảnh giác và sẵn sàng!”.

2. Sáng ngày 17-8-1945, Uỷ ban Giải phóng dân tộc ra mắt quốc dân tại đình Tân Trào (Tuyên Quang). Hướng lên lá cờ đỏ sao vàng, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Uỷ ban Giải phóng dân tộc đọc lời tuyên thệ. Hãy cho biết nội dung lời tuyên thệ đó là gì?

A. “Dân tộc Việt Nam nhất định phải được giải phóng. Muốn giải phóng thì phải đánh phát xít Nhật và Pháp. Muốn đánh chúng thì phải có lực lượng quân sự. Muốn có lực lượng thì phải có tổ chức. Muốn tổ chức thành công thì phải có kế hoạch, có quyết tâm”.

B. “Chế độ ta là chế độ dân chủ nhân dân; chúng ta cần mở rộng dân chủ với nhân dân, đồng thời cần phải tăng cường chuyên chính với kẻ địch của nhân dân. Có tăng cường chuyên chính với kẻ địch thì mới bảo vệ được tự do và dân chủ của nhân dân ta”

C. "Chúng tôi, những người được Quốc dân đại biểu bầu vào Uỷ ban Giải phóng dân tộc để lãnh đạo cuộc cách mạng của nhân dân ta. Trước lá cờ thiêng liêng của Tổ quốc, chúng tôi nguyện kiên quyết lãnh đạo nhân dân tiến lên, ra sức chiến đấu chống quân thù, giành lại độc lập tự do cho Tồ quốc. Dù phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng quyết không lùi bước. Xin thề”.

D. “Nhân dân Việt Nam chúng tôi rất thiết tha với độc lập, tự do và hòa bình… Nhân dân Việt Nam quyết không khuất phục trước vũ lực và quyết không nói chuyện trước sự đe dọa của bom đạn”.

3. Ngày 02-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Nội dung bản Tuyên ngôn Độc lập đã nêu cao tinh thần khoan hồng và nhân đạo của nhân dân ta, giương cao ngọn cờ chính nghĩa và chính sách đúng đắn của Mặt trận Việt Minh như cứu người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật, bảo vệ tính mạng, tài sản cho họ... sau ngày 09-03-1945, nhưng đồng thời cũng tố cáo và lên án những tội ác của thực dân Pháp như thế nào?

A. “Trong thời đại ngày nay còn chủ nghĩa đế quốc, thực dân thì còn nguy cơ xảy ra chiến tranh, chiến tranh bắt nguồn từ chính bản chất của chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc, chiến tranh là bạn đường của chủ nghĩa đế quốc. Chiến tranh không phải bắt nguồn từ bản năng sinh vật của con người, không phải là định mệnh và cũng không phải là hiện tượng xã hội tồn tại vĩnh viễn, mà chiến tranh có nguồn gốc từ chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, có đối kháng giai cấp và có áp bức bóc lột”.

B. Tuyên ngôn Độc lập tố cáo và lên án những tội ác của thực dân Pháp. Chúng đã "lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta”, thực hiện một chính sách cực kỳ phản động trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội... Mùa thu năm 1940, phát xít Nhật xâm lược Đông Dương, thực dân Pháp đã quỳ gối đầu hàng, không "bảo hộ" cho ta mà “bán nước ta cho Nhật. Từ đó, dân ta chịu hai tầng xiềng xích: Pháp và Nhật. Từ đó dân ta càng cực khổ nghèo nàn. Sau ngày 9-3-1945, thực dân Pháp thua chạy, dã man và hèn hạ hơn nữa, "chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng".

C. “Hỡi đồng bào Nam bộ! Nước ta vừa tranh quyền độc lập, thì đã gặp nạn ngoại xâm... Tôi chắc và đồng bào cả nước đều chắc vào lòng kiên quyết ái quốc của đồng bào Nam bộ. Chúng ta nên nhớ lời nói oanh liệt của nhà đại cách mạng Pháp “thà chết tự do còn hơn sống nô lệ” ... Chúng ta nhất định thắng lợi vì chúng ta có lực lượng đoàn kết của cả quốc dân. Chúng ta nhất định thắng lợi vì cuộc đấu tranh của chúng ta là chính đáng”.

D. Kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương lúc này là thực dân Pháp xâm lược, phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng. Nhiệm vụ riêng trong nước là phải củng cố chính quyền chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống nhân dân

4. Chính phủ lâm thời đã quyết định phát động chiến dịch cứu đói và tăng gia sản xuất một trong sáu công việc cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà theo đề nghị của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào ngày tháng năm nào và trong sự kiện gì?

A. Ngày 03-9-1945, tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

B. Ngày 04-9-1945, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp thay mặt Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, ký ban hành Sắc lệnh số 4 lập "Quỹ độc lập".

C. Ngày 07-9-1945, thay mặt Chủ tịch Chính phủ lâm thời, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp ký ban hành Sắc lệnh số 11 bãi bỏ thuế thân.

D. Ngày 08-9-1945, thay mặt Chủ tịch Chính phủ lâm thời, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp ký ban hành Sắc lệnh quy định việc học chữ quốc ngữ từ nay bắt buộc và không mất tiền cho tất cả mọi người.

5. "Đại Việt Quốc gia xã hội Đảng” và “Đại Việt Quốc dân Đảng” là các tổ chức phản động tay sai của phát xít Nhật. Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, chúng vẫn tiếp tục các hoạt động chống phá cách mạng ở một số nơi; cấu kết với bọn phản động tay sai của Pháp, Mỹ, Tưởng âm mưu lật đổ Chính phủ ta. Để giữ vững và củng cố chính quyền dân chủ nhân dân, Chính phủ Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã có hành động gì vào ngày 05-9-1945?

A. Để giữ vững và củng cố chính quyền dân chủ nhân dân, ngày 09-5-1945, thay mặt Chủ tịch Chính phủ lâm thời, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp ký ban hành Sắc lệnh số 8, giải tán các đảng phái phản động. Sắc lệnh đã ghi rõ: "Đại Việt Quốc gia xã hội Đảng" đã tư thông với ngoại quốc để mưu những việc có hại cho sự độc lập của Việt Nam. “Đại Việt Quốc dân Đảng” đã âm mưu những việc có hại cho sự độc lập quốc gia và kinh tế Việt Nam. Sắc lệnh đã quyết định giải tán “Đại Việt Quốc gia xã hội Đảng” và “Đại Việt Quốc dân Đảng” và cảnh báo, nếu hai Đảng ấy còn tụ họp và hoạt động, thì những người can phạm sẽ bị đem ra toà án, chiếu luật nghiêm trị.

B. Để giữ vững và củng cố chính quyền dân chủ nhân dân, ngày 05-9-1945, thay mặt Chủ tịch Chính phủ lâm thời, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp ký ban hành Sắc lệnh số 8, giải tán các đảng phái phản động. Sắc lệnh đã ghi rõ: "Đại Việt Quốc gia xã hội Đảng" đã tư thông với ngoại quốc để mưu những việc có hại cho sự độc lập của Việt Nam. “Đại Việt Quốc dân Đảng” đã âm mưu những việc có hại cho sự độc lập quốc gia và kinh tế Việt Nam. Sắc lệnh đã quyết định giải tán “Đại Việt Quốc gia xã hội Đảng” và “Đại Việt Quốc dân Đảng” và cảnh báo, nếu hai Đảng ấy còn tụ họp và hoạt động, thì những người can phạm sẽ bị đem ra toà án, chiếu luật nghiêm trị.

C. Để giữ vững và củng cố chính quyền dân chủ nhân dân, ngày 05-09-1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời ký ban hành Sắc lệnh số 8, giải tán các đảng phái phản động. Sắc lệnh đã ghi rõ: "Đại Việt Quốc gia xã hội Đảng" đã tư thông với ngoại quốc để mưu những việc có hại cho sự độc lập của Việt Nam. “Đại Việt Quốc dân Đảng” đã âm mưu những việc có hại cho sự độc lập quốc gia và kinh tế Việt Nam. Sắc lệnh đã quyết định giải tán “Đại Việt Quốc gia xã hội Đảng” và “Đại Việt Quốc dân Đảng” và cảnh báo, nếu hai Đảng ấy còn tụ họp và hoạt động, thì những người can phạm sẽ bị đem ra toà án, chiếu luật nghiêm trị.

D. Để giữ vững và củng cố chính quyền dân chủ nhân dân, ngày 05-09-1946, thay mặt Chủ tịch Chính phủ lâm thời, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp ký ban hành Sắc lệnh số 8, giải tán các đảng phái phản động. Sắc lệnh đã ghi rõ: "Đại Việt Quốc gia xã hội Đảng" đã tư thông với ngoại quốc để mưu những việc có hại cho sự độc lập của Việt Nam. “Đại Việt Quốc dân Đảng” đã âm mưu những việc có hại cho sự độc lập quốc gia và kinh tế Việt Nam. Sắc lệnh đã quyết định giải tán “Đại Việt Quốc gia xã hội Đảng” và “Đại Việt Quốc dân Đảng” và cảnh báo, nếu hai Đảng ấy còn tụ họp và hoạt động, thì những người can phạm sẽ bị đem ra toà án, chiếu luật nghiêm trị.

6. Để hoàn thiện cơ cấu tổ chức quân đội Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, ngày 07-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Chỉ thị thành lập Bộ Tổng tham mưu. Bộ Tổng tham mưu là cơ quan tham mưu quân sự cơ mật của đoàn thể, cơ quan đầu não của quân đội. Hãy cho biết theo Chỉ thị này, Bộ Tổng tham mưu có nhiệm vụ gì và tổ chức bộ máy ra sao?

A. Bộ Tổng tham mưu có nhiệm vụ tổ chức, huấn luyện quân đội, tổ chức nắm địch, nắm ta rõ ràng, bày mưu kế khôn khéo; tổ chức chỉ huy thống nhất, bí mật, nhanh chóng, kịp thời, chính xác để đánh thắng mọi kẻ thù, bảo vệ thành quả cách mạng. Về tổ chức bộ máy, Bộ Tổng tham mưu có các phòng: Tác chiến, Đồ bản, Tình báo, Thông tin liên lạc quân sự và Đội vệ binh.

B. Bộ Tổng tham mưu có nhiệm vụ tổ chức nắm địch, nắm ta rõ ràng, bày mưu kế khôn khéo; tổ chức chỉ huy thống nhất, bí mật, nhanh chóng, kịp thời, chính xác để đánh thắng mọi kẻ thù, bảo vệ thành quả cách mạng. Về tổ chức bộ máy, Bộ Tổng tham mưu có các phòng: Tác chiến, Đồ bản, Tình báo, Thông tin liên lạc quân sự, Văn phòng và Đội vệ binh.

C. Bộ Tổng tham mưu có nhiệm vụ tổ chức, huấn luyện quân đội, tổ chức nắm địch, nắm ta rõ ràng, bày mưu kế khôn khéo; tổ chức chỉ huy thống nhất, bí mật, nhanh chóng, kịp thời, chính xác để đánh thắng mọi kẻ thù, bảo vệ thành quả cách mạng. Về tổ chức bộ máy, Bộ Tổng tham mưu có các phòng: Tác chiến, Đồ bản, Tình báo, Thông tin liên lạc quân sự, Văn phòng và Đội vệ binh.

D. Bộ Tổng tham mưu có nhiệm vụ tổ chức, huấn luyện quân đội, bảo vệ thành quả cách mạng. Về tổ chức bộ máy, Bộ Tổng tham mưu có các phòng: Tác chiến, Đồ bản, Tình báo, Thông tin liên lạc quân sự, Văn phòng và Đội vệ binh.

7. Ngày 08-9-1945, thay mặt Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp đã ký ban hành Sắc lệnh gì?

A. Sắc lệnh số 30 “Giải tán Việt Nam hưng quốc thanh niên và Việt Nam ái quốc thanh niên".

B. Sắc lệnh số 8, giải tán các đảng phái phản động.

C. Sắc lệnh số 4 lập "Quỹ độc lập" với mục đích "để thu nhận các món tiền và đồ vật của nhân dân sẵn lòng quyên giúp Chính phủ để ủng hộ nền độc lập của Quốc gia".

D. Sắc lệnh số 20 về học chữ quốc ngữ bắt buộc và không mất tiền cho tất cả mọi người.

8. Gần nửa thế kỷ, ách "thuế thân" đè nặng lên đầu lên cổ nhân dân ta. Sau khi tuyên bố độc lập, mặc dù Nhà nước dân chủ nhân dân đang gặp khó khăn trầm trọng về kinh tế, tài chính, thay mặt Chủ tịch Chính phủ lâm thời, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp đã ký ban hành Sắc lệnh bãi bỏ thuế thân. Hãy cho biết, Sắc lệnh bãi bỏ thuế thân là Sắc lệnh số mấy và được ký vào ngày tháng năm nào?

A. Sắc lệnh số 11, ngày 07-9 -1945

B. Sắc lệnh số 30, ngày 12-7-1945

C. Sắc lệnh số 10, ngày 23-01-1946

D. Sắc lệnh số 14, Ngày 08-9-1945

9. Giữa tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ thị về việc chấn chỉnh, mở rộng và đổi tên “Việt Nam giải phóng quân” thành:

A. “Vệ quốc đoàn”, quân đội của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

B. “Quân đội Quốc gia Việt Nam”, quân đội của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

C. “Quân đội nhân dân Việt Nam”, quân đội của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

D. “Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam”, lực lượng quân sự của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.

10. Nhằm động viên nhân dân quyên góp vàng ủng hộ chính quyền cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho đồng bào cả nước, nêu rõ ý nghĩa to lớn của việc tổ chức Tuần lễ vàng” và kêu gọi mọi người tích cực tham gia. Tuần lễ vàng” được tiến hành cả nước trong khoảng thời gian nào?

A. Từ ngày 17- 9-1945 đến ngày 23-9-1945.

B. Từ ngày 17- 9-1946 đến ngày 24-9-1946.

C. Từ ngày 17- 9-1946 đến ngày 23-9-1946.

D. Từ ngày 17- 9-1945 đến ngày 24-9-1945.

11. Uỷ ban Kháng chiến Nam Bộ ra Tuyên cáo quốc dân kêu gọi đồng bào cương quyết phấn đấu, toàn dân hãy đoàn kết để bảo vệ quốc gia vào ngày tháng năm nào và do ai làm Chủ tịch?

A. Uỷ ban Kháng chiến Nam Bộ ra Tuyên cáo quốc dân kêu gọi đồng bào cương quyết phấn đấu, toàn dân hãy đoàn kết để bảo vệ quốc gia vào ngày 23 tháng 9 năm 1945 và do đồng chí Nguyễn Văn Tư làm Chủ tịch.

B. Uỷ ban Kháng chiến Nam Bộ ra Tuyên cáo quốc dân kêu gọi đồng bào cương quyết phấn đấu, toàn dân hãy đoàn kết để bảo vệ quốc gia vào ngày 23 tháng 9 năm 1946 và do đồng chí Nguyễn Văn Tư làm Chủ tịch.

C. Uỷ ban Kháng chiến Nam Bộ ra Tuyên cáo quốc dân kêu gọi đồng bào cương quyết phấn đấu, toàn dân hãy đoàn kết để bảo vệ quốc gia vào ngày 23 tháng 9 năm 1945 và do đồng chí Trần Văn Giàu làm Chủ tịch.

D. Uỷ ban Kháng chiến Nam Bộ ra Tuyên cáo quốc dân kêu gọi đồng bào cương quyết phấn đấu, toàn dân hãy đoàn kết để bảo vệ quốc gia vào ngày 23 tháng 9 năm 1946 và do đồng chí Trần Văn Giàu làm Chủ tịch.

12. Qua Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư động viên toàn thể quân và dân Nam Bộ. Trong thư, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ bản chất hèn nhát của thực dân Pháp trước sự xâm lược của phát xít Nhật, dã tâm cướp nước ta một lần nữa của chúng: "Trong 4 năm, họ đã bán nước ta hai lần. Nay họ lại muốn thống trị nhân dân ta lần nữa". Người bày tỏ sự ủng hộ của Chính phủ và toàn thể nhân dân Việt Nam đối với cuộc kháng chiến anh dũng chống thực dân Pháp xâm lược của quân và dân Nam Bộ. Người khẳng định: "Chính phủ và toàn quốc đồng bào sẽ hết sức giúp những chiến sĩ và nhân dân hiện đang hy sinh tranh đấu để giữ vững nền độc lập của nước nhà". Hãy cho biết, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư trên vào ngày tháng năm nào, sau khi sự kiện gì xảy ra?

A. Ngày 19-12-1945, ba ngày sau khi nhân dân Sài Gòn - Gia Định nổ súng đánh trả sự xâm lược của thực dân Pháp.

B. Ngày 26-9-1945, ba ngày sau khi nhân dân Sài Gòn - Gia Định nổ súng đánh trả sự xâm lược của thực dân Pháp.

C. Ngày 23-9-1945, ba ngày sau khi nhân dân Sài Gòn - Gia Định nổ súng đánh trả sự xâm lược của thực dân Pháp.

D. Ngày 12-9-1945, ba ngày sau khi nhân dân Sài Gòn - Gia Định nổ súng đánh trả sự xâm lược của thực dân Pháp.

13. Sau khi chính quyền cách mạng các cấp được thành lập, ở nhiều địa phương, cán bộ đã tuân thủ đúng chương trình của Chính phủ và rất được lòng dân. Song, cũng có nơi nhiều người phạm những lầm lỗi nặng nề như: cậy thế, hủ hoá, tư túi, chia rẽ, kiêu ngạo... Chấn chỉnh những sai lầm trên, đồng thời nâng cao ý thức phục vụ nhân dân, nâng cao sức chiến đấu của chính quyền cách mạng các cấp, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho Uỷ ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng vào ngày 17-10-1945. Nội dung thư nói gì?

A. Trong thư, Người chỉ rõ nghĩa vụ của chính quyền nhân dân các cấp đối với nhân dân lao động là: “…các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh vác công việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu cưỡi cổ dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật. Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân ta phải hết sức tránh". Người yêu cầu cán bộ các cấp kịp thời sửa chữa những sai lầm đã mắc phải nếu không "Chính phủ sẽ không khoan dung”.

B. “Chế độ ta là chế độ dân chủ, nghĩa là nhân dân làm chủ. Đảng ta là đảng lãnh đạo, nghĩa là tất cả các cán bộ, từ Trung ương đến khu, đến tỉnh, đến huyện, đến xã, bất kỳ ở cấp nào và ngành nào-đều phải là người đầy tớ trung thành của nhân dân. Tất cả cán bộ đều phải một lòng một dạ phục vụ nhân dân”.

C. “Cán bộ Đảng, cán bộ chính quyền không phải làm quan cách mạng, ăn trên ngồi trốc. Cán bộ Đảng cũng như cán bộ chính quyền, ngay cả Bác là cán bộ cao nhất đều là đày tớ của nhân dân, phải hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, phải cần, kiệm, liêm, chính. Muốn thế thì phải gần gũi nhân dân, khuyến khích nhân dân, lãnh đạo nhân dân”.

D. “Đảng ta là một đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thực sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”.

14. Về tín ngưỡng, tôn giáo, trên địa bàn huyện Lai Vung hin nay có bao nhiêu tôn giáo được công nhận tư cách pháp nhân, đó là các tôn giáo nào?

A. Có 7 tôn giáo được công nhận tư cách pháp nhân gồm: Phật giáo Hòa Hảo, Phật giáo, Tin Lành, Công giáo, Cao Đài, Tịnh Độ cư sĩ Phật hội và Phật giáo Tứ Ân Hiếu Nghĩa.

B. Có 7 tôn giáo được công nhận tư cách pháp nhân gồm: Phật giáo Hòa Hảo, Phật giáo, Tin Lành, Công giáo, Cao Đài, Minh Sư đạo, Minh lý đạo - Tam Tông Miếu.

C. Có 7 tôn giáo được công nhận tư cách pháp nhân gồm: Phật giáo Hòa Hảo, Phật giáo, Tin Lành, Công giáo, Cao Đài, Hồi giáo, Cơ đốc Phục lâm.

D. Có 7 tôn giáo được công nhận tư cách pháp nhân gồm: Phật giáo Hòa Hảo, Phật giáo, Tin Lành, Công giáo, Cao Đài, Bàlamôn giáo và Phật giáo Tứ Ân Hiếu Nghĩa.

15. Năm 1945, sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, ở Lai Vung, các chi bộ Phong Hòa, Tân Dương thì ra sức củng cố, những nơi chưa có chi bộ thì tiến hành thành lập mới như Chi bộ Long Hậu (tháng 9/1945), Chi bộ Hòa Thành (cuối năm 1945), Chi bộ Tân Phước (vào đầu năm 1946). Nhiệm vụ của các chi bộ lúc bấy giờ là làm gì?

A. Nhiệm vụ của các chi bộ là để điều hành và quản lý xã hội sau Cách mạng Tháng Tám.

B. Nhiệm vụ của các chi bộ là làm lực lượng xung kích bên cạnh lực lượng chủ chốt là Hội cứu quốc của công nhân và nông dân, phụ nữ

C. Nhiệm vụ của các chi bộ là ra sức tuyên truyền và thực hiện tốt các chính sách của cách mạng nhằm củng cố khối đoàn kết dân tộc. Thực hiện 10 chính sách lớn của Mặt trận Việt Minh, 06 nhiệm vụ cấp bách của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau cách mạng.

D. Nhiệm vụ của các chi bộ là vận động và phát động quần chúng cũng như công tác binh vận, tôn giáo vận.

16. Ngày 26/01/1946, ở Tân Dương (Lai Vung) đã din ra sự kiện gì?

A. Đồng chí Phạm Hữu Lầu làm việc với Tỉnh ủy Sa Đéc tại Tân Dương, chỉ đạo của cấp trên là khẩn trương xây dựng lực lượng ở cơ sở, củng cố bảo vệ Đảng, bảo vệ dân, chuẩn bị kháng chiến lâu dài, đồng thời tìm cách đối phó với Đệ tam sư đoàn.

B. Đồng chí Trần Thị Nhượng làm việc với Tỉnh ủy Sa Đéc tại Tân Dương, chỉ đạo của cấp trên là khẩn trương xây dựng lực lượng ở cơ sở, củng cố bảo vệ Đảng, bảo vệ dân, chuẩn bị kháng chiến lâu dài, đồng thời tìm cách đối phó với Đệ tam sư đoàn.

C. Các đồng chí Lê Duẩn, Phạm Hùng, Hoàng Quốc Việt làm việc với Tỉnh ủy Sa Đéc tại Phong Hòa, chỉ đạo của cấp trên là khẩn trương xây dựng lực lượng ở cơ sở, củng cố bảo vệ Đảng, bảo vệ dân, chuẩn bị kháng chiến lâu dài, đồng thời tìm cách đối phó với Đệ tam sư đoàn.

D. Các đồng chí Lê Duẩn, Phạm Hùng, Hoàng Quốc Việt làm việc với Tỉnh ủy Sa Đéc tại Tân Dương, chỉ đạo của cấp trên là khẩn trương xây dựng lực lượng ở cơ sở, củng cố bảo vệ Đảng, bảo vệ dân, chuẩn bị kháng chiến lâu dài, đồng thời tìm cách đối phó với Đệ tam sư đoàn.

17. Chọn cụm từ đúng nhất để điền vào chỗ trống: “Đến năm 1946, ở Lai Vung công tác đảng ở các cơ sở được chú trọng, đối tượng phát triển Đảng là những quần chúng hăng hái tham gia các hoạt động kháng chiến thuộc các thành phần…………. Trong giai đoạn này, phong trào đấu tranh của nhân dân Lai Vung dưới chủ trương “phá tề, diệt ác” nhằm làm giảm bớt lực lượng tay sai của thực dân”.

A. học sinh, sinh viên

B. tá điền, thanh niên trí thức, phụ nữ, du kích

C. công dân, trí thức

D. bộ đội, công nhân

18. Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, khoảng năm 1946, để thực hiện công tác hòa giải mâu thuẫn giữa cách mạng với các giáo phái. Xứ ủy và Ủy ban hành chính Nam Bộ đã cử phái đoàn hòa giải xuống tận nơi có đông tín đồ tôn giáo ở Lai Vung để làm gì?

A. Để giải quyết mâu thuẫn giữa Việt Minh và Hòa Hảo. Phái đoàn tổ chức cuộc gặp giữa hai bên, phân tích nguồn gốc của cuộc xung đột, từ đó nêu lên ý nghĩa của sự đoàn kết đồng bào lương - giáo có vai trò quan trọng trong việc tập hợp nhân dân đấu tranh bảo vệ độc lập.

B. Để  thực hiện chủ trương “phá tề, diệt ác” nhằm làm giảm bớt lực lượng tay sai của thực dân.

C. Để phát động quần chúng vũ trang chống thực dân và tay sai.

D. Để lãnh đạo nhân dân tổ chức cuộc míttinh lớn nói về ý nghĩa của Hiệp định Sơ bộ được ký giữa Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với Chính phủ Pháp ngày 06/3/1946.

19. Chọn đáp án đúng nhất để điền vào chỗ trống: “Năm 1946, để chống lại âm mưu của thực dân và tay sai, Tỉnh ủy Sa Đéc chủ trương phát động đợt vũ trang tuyên truyền quy mô lớn trên địa bàn Lai Vung, ……………., nhằm khơi dậy phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân, đặc biệt là thành phần tín đồ, tạo điều kiện thuận lợi để đưa cán bộ trở về địa bàn cũ hoạt động, thiết lập cơ sở cách mạng trong vùng tôn giáo để giáo dục, kêu gọi các tín đồ ủng hộ kháng chiến”.

A. chọn Tân Dương làm điểm

B. chọn Phong Hòa làm điểm

C. chọn Long Hậu làm điểm

D. chọn Tân Phước làm điểm

20. Ngày 05/6/1946, đơn vị Vệ quốc đoàn do Nguyễn Hữu Xuyến chỉ huy về đến Cán Cờ (Long Hậu) thì gặp đồng chí Võ Phát, thay mặt Tỉnh ủy Sa Đéc ra đón và sau đó đã diễn ra sự kiện gì?

A. Các lực lượng dân quân, Vệ quốc đoàn trên địa bàn được sự phối hợp của Quận ủy Lai Vung - Châu Thành chỉ đạo phát động phá và tạo vật cản trên lộ 8 và lộ 23 nhằm cắt đứt đường hành quân của địch và tổ chức phục kích địch.

B. Nhằm gây thanh thế cho cách mạng tại địa bàn, đơn vị Vệ quốc đoàn phối hợp với lực lượng địa phương đánh đồn Lai Vung. Cuộc tập kích bất ngờ khiến cho giặc trong đồn không kịp trở tay, đơn vị cách mạng tiêu diệt nhiều tên, thu giữ nhiều vũ khí và phương tiện chiến đấu.

C. Tấn công đồn Phong Hòa, làm bị thương một số tên địch, gây tâm lý hoang mang cho địch, qua đó ta tuyên truyền, vận động một số lính trở về với gia đình và cách mạng.

D. Công tác hòa giải mâu thuẫn giữa cách mạng với các giáo phái được tiến hành hết sức khẩn trương.