Xuất bản thông tin

null KẾT QUẢ TUẦN 3 CUỘC THI TRỰC TUYẾN TÌM HIỂU LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG HUYỆN LAI VUNG LẦN THỨ 1 NĂM 2023

Chi tiết bài viết Chi tiết bài viết

KẾT QUẢ TUẦN 3 CUỘC THI TRỰC TUYẾN TÌM HIỂU LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG HUYỆN LAI VUNG LẦN THỨ 1 NĂM 2023

Tuần thứ 3 của Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và Lịch sử truyền thống cách mạng huyện Lai Vung lần thứ 1 năm 2023 được tổ chức từ 9 giờ ngày 07 tháng 9 năm 2023 và kết thúc lúc 14 giờ ngày 13 tháng 9 năm 2023.

Có tổng số 24/41 đơn vị có thí sinh tham dự cuộc thi Tuần thứ 3 với số lượt tham gia là 28.709 lượt. Một số địa phương, đơn vị có số lượt tham gia thi trong tuần cao như: Trường THPT Lai Vung 1 (5.155 lượt), xã Hòa Thành (3.824 lượt), xã Tân Phước (3784 lượt), Công an Huyện (3.648 lượt), xã Long Thắng (3.182 lượt);…

Căn cứ vào Thể lệ Cuộc thi, đối chiếu các tiêu chí xét giải thưởng (thí sinh có số điểm cao nhất (nhưng phải đạt ít nhất 90% so với tổng số điểm), thời gian trả lời ngắn nhất và sớm nhất để khen thưởng cho mỗi tuần thi. Mỗi thí sinh được nhận tối đa 01 giải thưởng/tuần), Ban Tổ chức Cuộc thi công bố đáp án và danh sách các cá nhân đạt giải Tuần thứ 3 gồm các thí sinh sau:

STT

Họ và tên

Đạt giải

Địa phương, đơn vị

Số điện thoại

Tỷ lệ trả lời đúng

Thời gian làm bài

Thời điểm thi

1

Trần Minh Thuận

Nhất

Công an Huyện

0789509700

100%

00:00:07

19:11 ngày 09/09/2023

2

Nguyễn Minh Đoàn

Nhì

Xã Hòa Thành

0386088702

100%

00:00:08

21:59 ngày 09/09/2023

3

Võ Thị Kim Loan

Ba

Xã Tân Thành

0939031316

100%

00:00:09

20:06 ngày 07/09/2023

4

Nguyễn Văn Bình

Khuyến khích

Chi bộ Phòng Nội vụ

0844337744

100%

00:00:09

20:22 ngày 07/09/2023

5

Trần Hữu Nhân

Khuyến khích

Công an Huyện

0973892249

100%

00:00:09

20:46 ngày 07/09/2023

6

Đàm Song Khoa

Khuyến khích

Chi bộ Phòng Nội vụ

0918278959

100%

00:00:09

10:51 ngày 08/09/2023

7

Nguyễn Thanh Trúc

Khuyến khích

Xã Hòa Thành

0932850625

100%

00:00:09

18:23 ngày 10/09/2023

8

Nguyễn Ngọc Thanh

Khuyến khích

Xã Hòa Thành

0772091145

100%

00:00:09

18:43 ngày 10/09/2023

9

Lê Thị Mỹ Xuyên

Khuyến khích

Xã Tân Phước

0344437900

100%

00:00:09

18:46 ngày 12/09/2023

10

Võ Hoàng Phương Thảo

Khuyến khích

Chi bộ Phòng Nội vụ

0908234299

100%

00:00:10

16:25 ngày 07/09/2023

11

Nguyễn Hửu Trí

Khuyến khích

Công an Huyện

0964493079

100%

00:00:10

08:35 ngày 08/09/2023

12

Nguyễn Hoàng Kỳ

Khuyến khích

Chi bộ Phòng Nội vụ

0786850921

100%

00:00:10

10:23 ngày 08/09/2023

ĐÁP ÁN CÂU HỎI TUẦN THỨ 3

CUỘC THI TRỰC TUYẾN TÌM HIỂU LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG

HUYỆN LAI VUNG LẦN THỨ 1 NĂM 2023

-----

* Đáp án đúng là câu trả lời được tô đỏ.

1. Ngày 089–1945, nhằm thiết thực xây dựng, củng cố chính quyền của nhân dân, thay mặt Chủ tịch Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp đã ký ban hành Sắc lệnh mở cuộc Tổng tuyển cử trong cả nước. Hãy cho biết nội dung Sắc lệnh quy định những gì?

A. Sắc lệnh quy định tất cả công dân Việt Nam đều có quyền tuyển cử và ứng cử; số đại biểu của Quốc dân Đại hội là 300 người;

B. Sắc lệnh quy định Quốc dân Đại hội có toàn quyền ấn định Hiến pháp cho nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà; sẽ thành lập một Uỷ ban dự thảo thể lệ Tổng tuyển cử; sẽ thành lập một Uỷ ban khởi thảo Hiến pháp gồm bảy người.

C. Sắc lệnh quy định sẽ thành lập một Uỷ ban dự thảo thể lệ Tổng tuyển cử; sẽ thành lập một Uỷ ban khởi thảo Hiến pháp gồm bảy người.

D. Sắc lệnh quy định trong thời hạn hai tháng sẽ mở cuộc Tổng tuyển cử để bầu Quốc dân Đại hội; tất cả công dân Việt Nam đều có quyền tuyển cử và ứng cử; số đại biểu của Quốc dân Đại hội là 300 người; Quốc dân Đại hội có toàn quyền ấn định Hiến pháp cho nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà; sẽ thành lập một Uỷ ban dự thảo thể lệ Tổng tuyển cử; sẽ thành lập một Uỷ ban khởi thảo Hiến pháp gồm bảy người.

2. Trước tình hình thực dân Pháp gây nhiều tội ác ở Mỹ Tho, Tân An, Biên Hoà, Nha Trang, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Lời kêu gọi đồng bào Nam Bộ. Người biểu dương tinh thần chiến đấu dũng cảm của nhân dân Nam Bộ và nêu rõ: “Mặc dầu quân Pháp có đủ khí giới tối tân, tôi biết chắc rằng không bao giờ chúng cướp được nước ta đâu. Từ Nam chí Bắc đồng bào ta luôn sẵn sàng. Mấy triệu người như một, quyết tâm đánh tan quân cướp nước. Không quân đội nào, không khí giới nào có thể đánh ngã được tinh thần hy sinh của toàn thể một dân tộc". Hãy cho biết Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi đồng bào Nam Bộ vào ngày tháng năm nào?

A. Ngày 29-10-1945

B. Ngày 29-10-1946

C. Ngày 29-10-1947

D. Ngày 29-10-1948

3. Ngày 25-11-1945, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ra Chỉ thị về Kháng chiến kiến quốc. Chỉ thị xác định, kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương lúc này là "thực dân Pháp xâm lược, phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng" và khẩu hiệu vẫn là “Dân tộc trên hết", "Tổ quốc trên hết". Chỉ thị đã đề ra những nhiệm vụ cho từng mặt công tác như thế nào?

A. Về nội chính, xúc tiến việc thành lập Quốc hội để quy định Hiến pháp, bầu Chính phủ chính thức; Về quân sự, động viên toàn dân kiên trì kháng chiến, tổ chức lãnh đạo cuộc kháng chiến lâu dài, dùng lối đánh du kích với phương pháp bất hợp tác triệt để; Về ngoại giao, nắm vững nguyên tắc thêm bạn, bớt thù, biểu dương thực lực; kiên trì chủ trương ngoại giao với các nước theo nguyên tắc "bình đẳng, tương trợ"; đối với Tưởng Giới Thạch vẫn chủ trương "Hoa Việt thân thiện", đối với Pháp, thực hành độc lập về chính trị, nhân nhượng kinh tế; Về Mặt trận Việt Minh thống nhất các tổ chức quần chúng trên toàn quốc; phân biệt ranh giới giữa các Uỷ ban nhân dân và Việt Minh; củng cố quyền lãnh đạo về Đảng trong Mặt trận, thống nhất Mặt trận Việt Miên Lào chống Pháp xâm lược.

B. Về tuyên truyền, kêu gọi đoàn kết chống thực dân Pháp xâm lược phản đối chia rẽ, nhưng chống sự thống nhất vô nguyên tắc với bọn phản quốc chống âm mưu phá hoại và chia rẽ của bọn phản động, Việt gian, chống thực dân Pháp xâm lược (không nói đánh cả Ấn, Anh). Không công kích nhân dân Pháp, chỉ công kích bọn thực dân Pháp xâm lược; Về văn hoá, chống nạn mù chữ, cải cách giáo dục theo tinh thần mới, mở đại học và trung học, xây dựng nền văn hoá mới theo ba nguyên tắc: khoa học hoá, dân tộc hoá, đại chúng hoá.

C. Về kinh tế tài chính, khôi phục sản xuất công nghiệp, cho tư nhân góp vốn kinh doanh các nhà máy, khai mỏ, khuyến khích giới công thương, mở hợp tác xã, mở hội cổ phần; hỗ trợ và khuyến khích sản xuất nông nghiệp, sửa chữa đê điều, lập quốc gia ngân hàng, lập ngân quỹ toàn quốc và ngân quỹ xứ, tỉnh, phát hành giấy bạc, định lại các ngạch thuế; Về cứu tế, kêu gọi lòng yêu nước thương nòi, lập quỹ cứu tế, lập kho thóc cứu tế, đẩy mạnh khai hoang tăng gia sản xuất, quyên góp tiếp tế cho dân nghèo...

D. Tất cả các đáp án A, B và C.

4. Hãy điền mốc thời gian đúng nhất vào câu sau cho sự kin Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên ở Việt Nam: “…….. nhân dân ta từ Bắc đến Nam, từ 18 tuổi trở lên nô nức đi bầu cử. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, nhân dân Việt Nam được tham gia bầu cử với một thể thức dân chủ”.

A. Ngày 01-6-1946

B. Ngày 06-01-1946

C. Ngày 01-6-1945

D. Ngày 06-01-1945

5. Trước những khó khăn phức tạp của cuộc đấu tranh chống phản cách mạng, để thống nhất tổ chức và nhiệm vụ của ngành công an cả nước theo đề nghị của Bộ Nội vụ, ngày 21-02-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 23- SL hợp nhất Sở Cảnh sát và Sở Liêm phóng toàn quốc thành một cơ quan đặt tên là Việt Nam Công an vụ. Hãy cho biết Việt Nam Công an vụ có nhiệm vụ gì sau đây?

A. Giúp Ban Chấp hành Trung ương Đảng trực tiếp nắm chắc hoạt động của lực lượng vũ trang, xây dựng quân đội trung thành với Đảng, với Tổ quốc, chiến đấu vì hạnh phúc của nhân dân.

B. Thi hành các phương pháp đề phòng những hành động có thể làm rối trị an và mất trật tự trong nước, bất cứ sự hoạt động đó là do người Việt Nam hay người nước ngoài.

C. Tìm kiếm và tập trung các tin tức, tài liệu liên quan đến sự an toàn của quốc gia; đề nghị và thi hành các phương pháp đề phòng những hành động có thể làm rối trị an và mất trật tự trong nước, bất cứ sự hoạt động đó là do người Việt Nam hay người nước ngoài; điều tra những hành động trái phép nói trên và truy tìm can phạm để giúp toà án trừng trị.

D. Tìm kiếm và tập trung các tin tức, tài liệu liên quan đến sự an toàn của quốc gia.

6. Điền nội dung đúng nhất vào chỗ trống: “Ngày 05-03-1946, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp mở rộng ở làng Canh (Hà Đông), nhất trí tán thành chủ trương hoà để tiến, quyết định tạm thời hoà hoãn với thực dân Pháp để có thêm thời gian chuẩn bị lực lượng, đồng thời loại bớt một kẻ thù nguy hiểm là Tưởng Giới Thạch. Vào lúc 16 giờ ngày 06-03-1946, bản ……………….. được ký kết tại số nhà 38 phố Lý Thái Tổ (Hà Nội) giữa một bên là Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt cho Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và một bên là Xanhtơny, đại diện Chính phủ Pháp”.

A. Hiệp định Sơ bộ 

B. Hiệp định Giơ-ne-vơ

C. Hiệp định Paris.

D. Hòa ước Pa-tơ-nốt.

7. Sau Cách mạng Tháng Tám, những tàn dư của xã hội cũ còn nặng nề trong nông thôn và thành thị, ảnh hưởng đến sự nghiệp cách mạng xây dựng con người mới, xã hội mới. Ngày 03-04-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 44, thành lập Ban Trung ương Vận động đời sống mới nhằm để làm gì?

A. Thắt chặt các mối quan hệ trong các cấp bộ và địa phương, đào tạo cán bộ, phát triển cơ sở quần chúng, củng cố phong trào, chống lại cả tư tưởng bi quan và quá lạc quan, đẩy mạnh việc phát triển và kiện toàn tổ chức, ra sức tuyên truyền ảnh hưởng của Đảng trong quần chúng, chú trọng đào tạo cán bộ chính trị, cán bộ quân sự để lãnh đạo phong trào trong tình hình mới...

B. Nhằm giáo dục cho cán bộ và nhân dân ta tư tưởng cần, kiệm, liêm, chính, xoá bỏ những tư tưởng và tập quán lạc hậu của xã hội cũ.

C. Ráo riết và kín đáo chuẩn bị kháng chiến lâu dài; duy trì và phát triển thực lực về quân sự, cảnh giác, đề phòng thực dân Pháp phản bội Hiệp định.

D. Thực hiện triệt để sự thống nhất các lực lượng của quốc dân về phương diện quân sự, tuyên truyền cũng như về phương diện hành chính tư pháp, tổng động viên nhân lực và tài sản của quốc gia theo sự nhu cầu của tình thế, để đưa kháng chiến đến thắng lợi và nước nhà đến độc lập hoàn toàn.

8. Hãy cho biết Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời vào ngày tháng năm nào?

A. Ngày 09-11-1945, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Hiến pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà với 240/242 đại biểu tán thành.

B. Ngày 11-9-1945, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Hiến pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà với 240/242 đại biểu tán thành.

C. Ngày 09-11-1946, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Hiến pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà với 240/242 đại biểu tán thành.

D. Ngày 09-11-1947, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Hiến pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà với 240/242 đại biểu tán thành.

9. Ngày 16-11-1946, đồng chí Tổng Bí thư Trường Chinh đệ trình Chủ tịch Hồ Chí Minh bản thuyết trình về Nhiệm vụ văn hoá Việt Nam trong công cuộc cứu nước và xây dựng nước. Tổng Bí thư nêu ra bốn nhiệm vụ cụ thể của văn hoá Việt Nam giai đoạn này là gì?

A. Phát triển tinh thần đoàn kết và yêu nước của dân tộc, củng cố đức tin của dân tộc ở sự nghiệp dân tộc giải phóng.

B. Phát triển những cái hay, cái đẹp trong văn hoá cổ truyền của dân tộc, đồng thời bài trừ những cái xấu xa hủ bại.

C. Kiến thiết một nền văn hoá mới cho nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, bao gồm: giáo dục nhân dân, gây đời sống mới, phát triển tư tưởng khoa học và học thuật tiến bộ, phát triển văn nghệ đại chúng.

D. Phát triển tinh thần đoàn kết và yêu nước của dân tộc, củng cố đức tin của dân tộc ở sự nghiệp dân tộc giải phóng; Phát triển những cái hay, cái đẹp trong văn hoá cổ truyền của dân tộc, đồng thời bài trừ những cái xấu xa hủ bại; Ngăn ngừa sức thâm nhập và tấn công của văn hoá phản động, văn hoá thực dân,  đồng thời học những cái hay, cái tốt của văn hóa thế giới, nhất là văn hoá Tàu và Pháp; Kiến thiết một nền văn hoá mới cho nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, bao gồm: giáo dục nhân dân, gây đời sống mới, phát triển tư tưởng khoa học và học thuật tiến bộ, phát triển văn nghệ đại chúng.

10. Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến vào ngày tháng năm nào?

A. Ngày 19-12-1946

B. Ngày 19-12-1954

C. Ngày 19-12-1975

D. Ngày 19-12-1945

11. Theo quyết định của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cuối năm 1946, cả nước chia thành 12 chiến khu. Lực lượng vũ trang tại chiến khu 8 gồm các tỉnh nào sau đây?

A. Gồm các tỉnh, thành phố Bà Rịa, Biên Hoà, Thủ Dầu Một, Tây Ninh, Gia Định, Chợ Lớn, Sài Gòn.

B. Gồm các tỉnh Tân An, Gò Công, Mỹ Tho, Sa Đéc, Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre.

C. Gồm các tỉnh Châu Đốc, Long Xuyên, Hà Tiên, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Rạch Giá.

D. Gồm các tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Yên Bái, Phú Thọ, Tuyên Quang, Vĩnh Yên.

12. Hãy cho biết Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ được din ra trong khoảng thời gian nào sau đây?

A. Từ ngày 13-03-1945 đến ngày 07-05 -1945, sau 55 ngày đêm chiến đấu vô cùng anh dũng, chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đã toàn thắng.

B. Từ ngày 13-03-1946 đến ngày 07-05 -1946, sau 55 ngày đêm chiến đấu vô cùng anh dũng, chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đã toàn thắng.

C. Từ ngày 13-03-1954 đến ngày 07-05 -1954, sau 55 ngày đêm chiến đấu vô cùng anh dũng, chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đã toàn thắng.

D. Từ ngày 13-03-1975 đến ngày 07-05 -1975, sau 55 ngày đêm chiến đấu vô cùng anh dũng, chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đã toàn thắng.

13. Trải qua 07 phiên họp toàn thể và 24 phiên họp cấp trưởng đoàn rất căng thẳng và phức tạp, nhưng với tinh thần chủ động và cố gắng của Chính phủ ta, Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam đã được ký kết vào ngày tháng năm nào?

A. Ngày 21-7-1945

B. Ngày 21-7-1946

C. Ngày 21-7-1975

D. Ngày 21-7-1954

14. Ngày 13-5-1954, nhân dịp lễ chiến thắng Điện Biên Phủ, ai là người đọc Nhật lệnh chào mừng trận đại thắng Điện Biên Phủ, tuyên dương công trạng của toàn thể Quân đội nhân dân Việt Nam, các đơn vị đã chiến thắng ở Điện Biên Phủ?

A. Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam

B. Chủ tịch Hồ Chí Minh

C. Tổng Bí thư Trường Chinh

D. Đại tướng Văn Tiến Dũng

15. Tháng 7 năm 1954, sau khi chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ toàn thắng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư khen ngợi cán bộ, chiến sĩ, dân công, thanh niên xung phong và đồng bào địa phương đã làm tròn nhiệm vụ một cách vẻ vang. Mở đầu bức thư, Người nhắc nhở điu gì?

A. "Thắng lợi tuy lớn nhưng mới là bắt đầu. Chúng ta không nên vì thắng lợi mà kiêu, không nên chủ quan khinh địch. Chúng ta kiên quyết kháng chiến để tranh lại độc lập, thống nhất, dân chủ, hoà bình. Bất kỳ đấu tranh về quân sự hay ngoại giao cũng đều phải đấu tranh trường kỳ gian khổ mới đi đến thắng lợi hoàn toàn".

B. Công trạng của cá nhân chủ yếu là nhờ tập thể mà có. Vì vậy người có công trạng không nên tự kiêu mà cần khiêm tốn. Khiêm tốn và rộng lượng, đó là hai đức tính mà người cách mạng nào cũng phải có”.

C.Trong cuộc đấu tranh to lớn, lâu dài, gay go, ít nhiều đảng viên, ít nhiều nơi không tránh khỏi những khuyết điểm như: chủ quan, hẹp hòi, mạo hiểm, hủ hoá, xa quần chúng, chủ nghĩa địa phương, không giữ kỷ luật, làm việc luộm thuộm, tự kiêu, tự mãn. Dù đó là những chứng bệnh thành niên, nhưng từ nay, Đảng đòi hỏi các đảng viên phải kiên quyết tẩy cho kỳ sạch những bệnh ấy. Vì nếu không trị cho khỏi hết, thì nó có thể lây ra mà trở nên rất nguy hiểm cho Đảng”.

D.Học cái tốt thì khó, ví như người ta leo núi, phải vất vả, khó nhọc mới lên đến đỉnh. Học cái xấu thì dễ, như ở trên đỉnh núi trượt chân một cái là nhào xuống vực sâu. Mấy nǎm kháng chiến, các cô, các chú đã học được nhiều đức tính tốt. Về xuôi nhất là về thành thị, sẽ có nhiều người phức tạp, nhiều thứ quyến rũ mình vào thói xấu”.

16. Năm 1954, Huyện ủy Lai Vung do đồng chí nào làm Bí thư và Phó Bí thư?

A. Do đồng chí Nguyễn Trung Chánh (Sáu Chánh) làm Bí thư, đồng chí Nguyễn Văn Dũng (Hai Dũng) làm Phó Bí thư.

B. Do đồng chí Nguyễn Văn Thưởng làm Bí thư, đồng chí Nguyễn Văn Vĩnh (Tư Hà) làm Phó Bí thư.

C. Do đồng chí Nguyễn Sơn Tùng làm Bí thư, đồng chí Nguyễn Văn Dũng (Hai Dũng) và đồng chí Phạm Văn On làm Phó Bí thư.

D. Do đồng chí Nguyễn Sơn Tùng làm Bí thư, Phạm Văn On và đồng chí Phạm Tấn Tho làm Phó Bí thư.

17. Hãy cho biết đến hiện nay, huyện Lai Vung vinh dự có bao nhiêu người được Nhà nước phong tặng và truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân? Đó là những anh hùng nào?

A. Đến hiện nay, huyện Lai Vung vinh dự có 02 người được Nhà nước phong tặng và truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, đó là các anh hùng LLVTND: Nguyễn Văn Bảy và Đặng Văn Dầy.

B. Đến hiện nay, huyện Lai Vung vinh dự có 03 người được Nhà nước phong tặng và truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, đó là các anh hùng LLVTND: Nguyễn Văn Bảy, Đặng Văn Dầy và Lê Văn Liêm.

C. Đến hiện nay, huyện Lai Vung vinh dự có 04 người được Nhà nước phong tặng và truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, đó là các anh hùng LLVTND: Nguyễn Văn Bảy, Đặng Văn Dầy, Lê Văn Liêm và Phạm Văn V

D. Đến hiện nay, huyện Lai Vung vinh dự có 05 người được Nhà nước phong tặng và truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, đó là các anh hùng LLVTND: Nguyễn Văn Bảy, Đặng Văn Dầy, Lê Văn Liêm, Phạm Văn Vẻ và Trần Văn Phục.

18. Hãy cho biết đến hiện nay, huyện Lai Vung vinh dự có được bao nhiêu xã được Nhà nước phong tặng là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân? Hãy kể tên các xã đó.

A. 03 xã Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, gồm xã Phong Hòa, Long Thắng, Long Hậu.

B. 04 xã Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, gồm xã Phong Hòa, Long Thắng, Long Hậu và Tân Dương.

C. 03 xã Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, gồm xã Phong Hòa, Tân Dương và Long Hậu.

D. 04 xã Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, gồm xã Phong Hòa, Tân Thành, Long Hậu và Tân Dương.

19. Hãy cho biết trong 5 năm (1991 - 1995), đời sống của nhân dân huyện Lai Vung từng bước được cải thiện, đáng kể là thu nhập GDP bình quân đầu người tăng, từ 900.000 đồng/người (năm 1991) tăng lên bao nhiêu vào năm 1995?

A. 2,2 triệu đồng/người (năm 1995).

B. 12 triệu đồng/người (năm 1995).

C. 22 triệu đồng/người (năm 1995).

D. 32 triệu đồng/người (năm 1995).

20. Để đáp ứng nhu cầu dạy và học, trong giai đoạn 1991 - 1995, ngoài Trường trung học phổ thông Lai Vung I, Đảng bộ và Chính quyền huyện đã chủ trương xây dựng gì?

A. Đảng bộ và Chính quyền huyện đã chủ trương xây dựng trường trung học phổ thông Lai Vung II.

B. Đảng bộ và Chính quyền huyện đã chủ trương xây dựng trường trung học phổ thông Lai Vung II, trường bán công và hệ thống trường mầm non.

C. Đảng bộ và Chính quyền huyện đã chủ trương xây dựng trường bán công.

D. Đảng bộ và Chính quyền huyện đã chủ trương xây dựng hệ thống trường mầm non.