Xuất bản thông tin

null HIỆU QUẢ TỪ VIỆC CANH TÁC HỮU CƠ TRÊN CÂY QUÝT HỒNG

Chi tiết bài viết Tin tức

HIỆU QUẢ TỪ VIỆC CANH TÁC HỮU CƠ TRÊN CÂY QUÝT HỒNG

Thực hiện Đề án bảo tồn vườn quýt hồng huyện Lai Vung từ năm 2021 cho đến nay đã được hơn 3 năm, nhờ áp dụng quy trình canh tác theo hướng hữu cơ mà các vườn quýt tham gia Đề án đến nay đã phục hồi tốt. Đây là tín hiệu vui cho loại trái cây đặc sản quýt hồng ở huyện Lai Vung.

 

Là một trong những nhà vườn đầu tiên và tâm quyết với việc khắc phục dịch bệnh trên cây quýt hồng, ông Nguyễn Văn Đầy xã Long Hậu đã tuân thủ theo quy trình canh tác cây quýt hồng của các nhà khoa học đưa ra, sử dụng phân hữu cơ tự ủ và các chế phẩm sinh học mà đến nay vườn quýt của ông đã phục hồi gần như 100%.

Nhà vườn NGUYỄN VĂN ĐẦY, xã Long Hậu - huyện Lai Vung cho biết: “Tui thực hiện rất nghiêm túc theo đúng quy trình của các Thầy đưa ra, nói chung chủ yếu cơ bản là cải tạo đất lại sử dụng trico và phân hữu cơ tự ủ mình đó. Qua thực hiện theo đánh giá vườn của tôi thì nó phục hồi gần như là 100%. Thực tế mình cũng có thể nghiên cứu bổ sung thêm một số dinh dưỡng khác nhưng phải là chế phẩm sinh học hay vi sinh.”

Vườn quýt hồng trên 1,5ha của anh Phan Văn Sang xã Long Hậu cũng đã áp dụng canh tác hữu cơ gần 3 năm nay, mỗi năm anh Sang bón phân hữu cơ truyền thống kết hợp với trico chia làm 3 đợt. Hiện vườn quýt anh đang phát triển tốt, đất tơi xốp hơn và giảm được 50% chi phí vật tư nông nghiệp so với trước khi tham gia Đề án.

Anh PHAN VĂN SANG, nhà vườn xã Long Hậu - huyện Lai Vung chia sẽ thêm: “Bên tui hiện đang áp dụng bón phân hữu cơ thay gì sử dụng phân hóa học, giảm 50% lượng phân hóa học, thêm vào đó là trico để cải tạo đất. Ba năm qua tui sử dụng thì thấy đất tơi xốp hơn, không chay cằn như ngày xưa. Cây thì xanh và đang phát triển tốt trở lại.”

Đề án bảo tồn vườn quýt hồng huyện Lai Vung giai đoạn năm 2021-2023 có 294 hộ tham gia, với tổng diện tích trên 172 ha. Trong đó, diện tích khắc phục dịch bệnh trên 140 ha và trồng mới là gần 32 ha. Qua đánh giá cho thấy, đến nay đa số diện tích tham gia Đề án cây đều phát triển tốt.

Ông LÊ QUỐC ĐIỀN, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp đánh giá: “Hiện nay chuyển biến tích cực của người nông dân là chịu thay đổi sử dụng phân hữu cơ tự ủ. Cụ thể là cái đất của các vườn trong quýt đã thay đổi, mình tưới nó không còn bị khô nửa, khi tưới nhiều thì nó rút nước rất là nhanh. Vấn đề nửa là cây quýt rất xanh, xanh rất bền vững, tức là xanh màu lá dầy, cái nửa là hiện tượng lá me trên vườn giảm đi rất là nhiều. Đây là yếu tố chứng minh là tính phục hồi.”

Giải pháp ngành chứng năng đã có và đã chứng minh được tín hiệu quả của nó, đều quan trọng là nhà vườn có tuân thủ theo quy trình canh tác của nhà khoa học đưa ra hay không. Với những kết quả đạt được của Đề án cho đến hôm nay, tin tưởng rằng thời kỳ vàng son của cây quýt hồng Lai Vung sẽ sớm trở lại sao nhiều năm điêu đứng vì cây chết hàng loạt./.

Phúc Hiền